Chào mừng bạn đến với địa chỉ chuyên nhận in danh thiếp tại Hồ Chí Minh nếu bạn đã nhiều lần đặt in thì hãy liên hệ kết bạn vào Zalo theo số 0946 697 405 hoặc Email: inanktc@gmail.com để bao giá chi tiết hoặc bạn có thể xuốn phần cuối bài xem báo giá in danh thiếp tại xưởng chúng tôi. Nhưng chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo những thông tin  được chúng tôi chia sẻ để hiểu về sản phẩm và thuận tiện khi đặt hàng.



👉👉Danh Thiếp Là Gì ?

Danh Thiếp nó được gọi với nhiều tên phổ biến hiện nay như Name card, Card visit.. là một tấm thiệp nhỏ  được in đầy đủ thông tin người sở hữu cơ bản như tên Doanh Nghiệp hoặc thông tin cá nhân... Danh thiếp được xem là vật dụng kết  nối của sự hợp tác, công cụ giao tiếp và sự liên hệ giữa người sở hữu với khách hàng tiềm năng, bạn bè, đối tác..

👉👉Đặc điểm để thiết kế Danh thiếp

Mỗi doanh nghiệp có thể thiết kế riêng cho mình 1 mẫu  hoặc nhiều mẫu name card khác nhau, nhưng trên mỗi tấm card thì không thể thiếu nhũng thông tin nhận diện như Logo, tên công ty và những thông tin địa chỉ, số điên thoại..,  hoặc những màu sắc đường nét màu sắc mang tính nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp đó.

Tấm Namecard còn thể hiện bạn có một phong cách làm việc chuyên nghiệp, nhanh gọn. Còn là cầu nối cho sự hợp tác, khi đối tác cần liên lạc với bạn thông qua thông tin trên tấm Namecard. Chính vì vậy, đây là một công cụ vốn không thể thiếu trong giao tiếp kinh doanh.

👉👉Kích thước chuẩn của danh thiếp 

Ngày nay tùy vào thiết kế và mong muốn của doanh nghiệp thì name card thường có những kích thước khác nhau. Tuy nhiên, kích thước chuẩn thường dùng của 1 Namecard sau khi in ấn và ra thành phẩm là 9x5.4 cm (3.5x2 inch). Vì vậy, khi lên file thiết kế cho 1 sản phẩm trên phần mềm thường là 9.2x5.6 cm.



👉👉 Loại giấy thường sử dụng in danh thiếp.

Một số loại giấy thường dùng trong in ấn danh thiếp

💚 Giấy Couche: Hay còn gọi là giấy C, được tráng phủ bằng cao lanh hoặc hỗn hợp Polyme giúp cho giấy bóng, mượt, giảm độ thấm nước. Giấy có 2 mặt in, mịn, bám màu tốt. Thường được sử dụng để in các ấn phẩm văn phòng.

💚 Giấy Bristol: Hay còn gọi là giấy B, tuy không được tráng phủ nhưng được tráng trắng 2 mặt nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Đây là loại giấy mịn, khả năng bám mực vừa đủ nên chất lượng màu in đẹp. Giấy có nhiều định lượng, dày dặn và chắc chắn, độ bền cao.

💚 Giấy Ford: Là loại giấy được sử dụng phổ biến nhất, chúng ta có thể thấy loại giấy này được dùng để in tài liệu văn phòng, phong bì thư,… Vì không được tráng phủ nên bề mặt giấy mịn, không bóng và thấm mực tốt.

💚 Giấy Mỹ Thuật: Là loại giấy đa chủng loại, từ màu sắc cho đến hoa văn. Giấy Mỹ Thuật làm cho ấn phẩm của bạn trở nên sang trọng và đặc biệt hơn. Thường được lựa chọn để in namecard vì có tính thẩm mỹ và độ bền cao.

💚 Giấy Kraft: Còn được gọi là giấy xi măng, được làm từ bột gỗ của thân cây gỗ mềm. Mặc dù tương đối thô nhưng có độ dẻo dai và độ bền tốt. Ưu điểm đặc biệt là có khả năng chống thấm nước tốt và dễ phân hủy với môi trường nên thường được ứng dụng trong in bao bì, túi giấy nhằm bảo vệ môi trường.

👉👉 Quy trình đặt in danh thiếp tại xưởng in KTCcoới 

💚 Tư vấn vơi khách hàng mơi

khi bạn liên hệ với chúng tôi bạn sẻ nhận sự tư vấn từ chuyên viên nhiều kinh nghiệm sẻ trực tiếp tư vấn bạn về chất liệu, báo giá in mới nhất để bạn nắm tất cả những thông tin bạn cần.

💚 Thiết kế và duyệt mẫu: 

Trường hợp bên bạn đã có mẫu sẳn thì bộ phận kỹ thuật sẻ kiểm tra file in của bạn đã đạt yêu cầu in chưa? và sẻ xạc nhận lại một lần trước khi in để bạn kiểm tra tránh trường hợp sai sót ngoài ý muốn
Trường hợp khi bên bạn chưa có file thiết kế thì bộ phận thiết kế sẻ tiếp nhận những thông tin của bạn và tiến hành lên mẫu in, khi mẫu in hoàn thiện thì chúng tôi sẻ gửi qua bạn để kiểm tra mẫu đã vừa ý chưa. nếu bạn chưa vừa ý và cần chỉnh sửa nội dung nào thì bạn hãy phản hồi lại sớm nhất để chúng tôi sửa. Bạn đừng ngại nếu chưa vừa ý mẫu vì chúng tôi sẻ chỉnh sữa tới khi bạn vừa ý.

💚 Máy in danh thiếp được sử dụng

Hiện hầu hết danh thiếp được công ty chúng tôi sử dụng máy in offset để in cho khách hàng nhưng có những trường hợp sẻ sử dụng máy in kỹ thuật số để in nhanh cho khách cần gấp hoặc số lượng ít, những loại giấy mỹ thuật...

💚 Gia công thành phẩm

Khi sản phẩm được in xong sẻ tiến hành cán phủ lên một lớp màng nhựa bóng hoặc mờ để tăng sự bền cho sản phẩm không bị bay màu, bền đẹp hơn. chúng tôi sẻ tiến hành cắt bế theo mẫu thiết kế đã được in 

💚 Giao hàng tận nơi

Hiện công ty chúng tôi đang áp dụng nhiều hình thức giao hàng khác nhau nhằm tối ưu chi phí cho khách hàng. 
- Nếu bạn cần hàng gấp sau khi in xong thì chúng tôi sẻ sử dụng áp xe công nghệ để giao tới bạn. 
- Trường hợp bạn nhận hàng theo thời gian hẹn bình thường thì nhân viên giao hàng của chúng tôi sẻ trực tiếp giao hoặc đối tác vận chuyển được đơn vị chúng tôi ký kết hợp tác sẻ giao tận nơi theo địa chỉ bạn yêu cầu
- Nếu thuận tiện thì bạn tới tại xưởng in chúng tôi để nhận trực tiếp. đây là điều tuyệt vời để chúng tôi có cơ hội để mời bạn tham quan xưởng in chúng tôi đê tăng thêm sự tin tưởng và hợp tác lâu dài.

👉👉In Name Card ở đâu uy tín, chất lượng ?

Đến với KTC COM, khách hàng sẽ được tư vấn tận tình về nhu cầu và chất liệu in. Tư vấn về ý tưởng thiết kế, màu sắc phù hợp. Đáp ứng về thời gian giao hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực in ấn, chúng tôi sẽ mang lại cho khách hàng sự hài lòng về dịch vụ của chúng tôi.

👉👉Báo giá in danh thiếp/ Name card tại xưởng in KTCcom

Để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong việc tham khảo lên kế hoách in ấn, xưởng in chúng tôi sẻ luôn công khai, cập nhật  giá in mới tới khách hàng nhằm tạo sự thuận tiện nhất tới khách hàng. 


BÁO GIÁ IN DANH THIẾP GIẤY C300

Số lượng
Đơn Giá
Thành Tiền
2 Hộp
40.000
80.000
5 Hộp
22.000
110.000
10 Hộp
17.000
170.000


 Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

👉👉Công Ty TNHH KTCCOM

✅ 36/54 Đường TX24, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP. HCM

✅ 0946 697 405

✅ inanktc@gmail.com


thumbnail

Hệ màu trong thiết kế in ấn

Thời gian vừa qua in danh thiếp 247 nhận được câu hỏi của nhiều bạn làm thế nào để phân biệt hệ màu RGB, CMYK. Củng như trong quá trình nhận file in mình thấy một số bạn khi thiết kế bị nhầm lẫn các hệ màu với nhau. Qua bài viết này các bạn đang tìm hiểu và mới bước vào nghề thiết kế in ấn sẻ nằm được một số kiến thưc cơ bản về hệ màu
Màu sắc là yếu tố rất quan trọng thiết kế in ấn, nó quyết định từ 50% đến 70% thành công của một sản phẩm in ấn, nếu chúng ta không phân biệt được hệ màu thì khi in ra  sẻ bị lệch màu

Hệ màu CMYK là gì?

CMYK là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu trừ, thường được sử dụng trong in ấn. Nó bao gồm các màu sau :

C = Cyan (xanh)
M = Magenta (hồng)
Y = Yellow (vàng)
K = Black (Đen) (sở dĩ dùng từ K để chỉ màu đen vì ký tự B đã được dùng để chỉ màu Blue rồi, ngoài ra K còn có nghĩa là Key, mang ý chỉ cái gì đó là chủ yếu, là then chốt)
Nguyên lý làm việc của hệ CMYK là hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ, hay nói cách khác, chúng hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới.
Nghĩ về màu CMYK thì dễ dàng hơn bởi vì chế độ dường như tuân theo các quy tắc đã được học ở trường. Trộn màu xanh (Cyan) với màu hồng (Magenta) sẽ cho ra màu xanh dương (Blue), màu hồng (Magenta) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu đỏ (Red), màu xanh (Cyan) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu xanh lá cây (Green), ba màu Cyan,Magenta, Yellow kết hợp lại sẽ cho ra màu Đen (Black).
Các máy in ngày nay sử dụng bốn mực CMYK để tạo nội dung in màu. Do đó, đối với các nội dung mà bạn muốn in, bạn nên chọn chế độ màu CMYK.

Hệ Màu RGB là gì?

RGB là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu cộng, thường được sử dụng để hiển thị màu trên các màn hình TV, monitor máy tính và những thiết bị điện tử khác (chẳng hạn như camera kỹ thuật số). Nó bao gồm các màu sau :

R = Red (đỏ)
G = Green (xanh lá)
B = Blue (xanh dương)



Nguyên lý làm việc của hệ RGB là phát xạ ánh sáng, hay còn gọi là mô hình ánh sáng bổ sung (các màu được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn các màu gốc)… Nếu CMYK là nơi bạn bắt đầu từ một tờ giấy trắng và sau đó thêm các màu khác, thì RGB hoạt động ngược lại. Ví dụ, khi màn hình TV tắt thì nó tối đen, khi bạn bật nó lên nó sẽ thêm các màu đó, xanh lá cây, xanh dương, cộng thêm hiệu ứng tích lũy là màu trắng, để từ đó phát ra ánh sáng và hình ảnh.
Chế độ màu RGB có một gam màu lớn hơn nhiều so với CMYK, đặc biệt trong vùng các màu huỳnh quang sáng. Do đó, đối với các nội dung mà bạn muốn hiển thị trên web hoặc trong video, RGB là chế độ màu mà bạn nên chọn.

Màu LAB COLOR là gì?

Ở chế độ LAB, mầu được biểu diễn bằng một tổ hợp 3 kênh:
1. L (Lightness-Luminance): Kênh L là trục thẳng đứng, biểu diến độ sáng của màu, có giá trị từ 0 (Black) đến 100 (White). Kênh này hoàn toàn chỉ chứa thông tin về độ sáng, ko chứa giá trị màu thực sự
2. Kênh "a": Chứa giá trị màu từ Green (-) cho tới Red (+)
3. Kênh "b": Chứa giá trị màu từ Blue (-) tới Yellowta không làm ảnh hưởng đến mầu nguyên thủy của tấm ảnh
Do thông tin màu và thông tin về độ sáng của màu được lưu tách ra như vậy, chúng ta có thể làm được rất nhiều thao tác trên kênh L mà không làm ảnh hưởng đến giá trị màu thực sự. Nói chung, các thao tác căn bản như Sharpen, Levels.. và phần lớn các filter của PTS cho kết quả tốt hơn nhiều khi sử dụng trong hệ màu LAB, và đặc biệt là không làm hỏng màu của tấm ảnh...
Tại sao phải có hệ màu LAB? Đơn giản là vì khi người ta làm việc với màn hình, thì màn hình biểu diễn tấm ảnh của chúng ta bằng hệ màu RGB. Và như các bạn đã biết, mỗi một màn hình biểu diễn ảnh của chúng ta một kiểu. Đó chính là đặc tính phụ thuộc thiết bị của RGB. Vì thế, nên người ta mới sinh ra con sensor chỉnh màu (calibrate) để màu của màn hình được hiển thị cho chuẩn... Để cho mọi màn hình đều hiển thị chuẩn... giống nhau.
Nhưng tệ hơn, khi ta đem ảnh của ta đi in, nó lại được in theo hệ màu CMYK, làm cho ảnh của ta trông chả giống với những gì ta nhìn trên màn hình nữa. Thế là các bạn , muốn ảnh của mình in đẹp, thường chỉnh màu trên RGB trước. Sắp sửa đi in, thì chuyển màu sang hệ CMYK, rồi tinh chỉnh thêm tý nữa để in ra cho nó đúng. Phải tinh chỉnh vì khi chuyển từ RGB sang CMYK, thể nào cũng bị lệch màu. Mà ta cũng không thể chuyển CMYK ngay từ đầu, vì sẽ có rất nhiều bộ lọc (filter) của PS không làm việc với hệ màu CMYK! Tất nhiên, người ta chỉ chuyển thẳng từ RGB sang CMYK khi chưa biết về LAB Color Mode thôi...
Khi đã biết LAB, các bạn sẽ thấy trước khi chuyển CMYK, chúng ta có thể chuyển mầu sang chế độ LAB, căn chỉnh thoải mái, rồi mới đưa sang CMYK. Ở chế độ LAB, tất cả các filter vẫn làm việc bình thường, và đặc biệt, khi ta chỉnh Levels của ảnh, ta không làm ảnh hưởng đến mầu nguyên thủy của tấm ảnh, thế mới tài.

Chuyển đổi qua lại giữa các mode màu


Trong hầu hết các phần mềm đồ họa đều có chức năng cho bạn chuyển đổi qua lại giữa các mode màu, mình chỉ giới thiệu cách làm ở 2 phần mềm thông dụng nhất là Photoshop và Illustrator để các bạn tham khảo :
Trong Illustrator : Vào menu File > Document Color Mode > CMYK Color (hoặc RGB Color)
Trong Photoshop : Vào menu Image > Mode > chọn mode mình muốn chuyển

Tuy nhiên, do CMYK là hệ màu trừ và RGB là hệ màu cộng nên khi chuyển đổi qua lại sẽ không tránh khỏi tình trạng bị lệch màu. Sau khi chuyển đổi, các thông số của từng màu sẽ không phải số nguyên chẵn mà là các số thập phân lẻ, tùy theo mode màu mà kết quả các bạn nhận được sẽ sáng hơn hoặc tối hơn màu ban đầu.




(Bài viết có sử dụng một số kiến thức từ nguồn internet)

Đăng Ký Nhận Tin In Danh Thiếp

Đăng ký nhận thông tin mới và chương trình khuyến mãi in danh thiếp

No Comments