Chào mừng bạn đến với địa chỉ chuyên nhận in danh thiếp tại Hồ Chí Minh nếu bạn đã nhiều lần đặt in thì hãy liên hệ kết bạn vào Zalo theo số 0946 697 405 hoặc Email: inanktc@gmail.com để bao giá chi tiết hoặc bạn có thể xuốn phần cuối bài xem báo giá in danh thiếp tại xưởng chúng tôi. Nhưng chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo những thông tin  được chúng tôi chia sẻ để hiểu về sản phẩm và thuận tiện khi đặt hàng.



👉👉Danh Thiếp Là Gì ?

Danh Thiếp nó được gọi với nhiều tên phổ biến hiện nay như Name card, Card visit.. là một tấm thiệp nhỏ  được in đầy đủ thông tin người sở hữu cơ bản như tên Doanh Nghiệp hoặc thông tin cá nhân... Danh thiếp được xem là vật dụng kết  nối của sự hợp tác, công cụ giao tiếp và sự liên hệ giữa người sở hữu với khách hàng tiềm năng, bạn bè, đối tác..

👉👉Đặc điểm để thiết kế Danh thiếp

Mỗi doanh nghiệp có thể thiết kế riêng cho mình 1 mẫu  hoặc nhiều mẫu name card khác nhau, nhưng trên mỗi tấm card thì không thể thiếu nhũng thông tin nhận diện như Logo, tên công ty và những thông tin địa chỉ, số điên thoại..,  hoặc những màu sắc đường nét màu sắc mang tính nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp đó.

Tấm Namecard còn thể hiện bạn có một phong cách làm việc chuyên nghiệp, nhanh gọn. Còn là cầu nối cho sự hợp tác, khi đối tác cần liên lạc với bạn thông qua thông tin trên tấm Namecard. Chính vì vậy, đây là một công cụ vốn không thể thiếu trong giao tiếp kinh doanh.

👉👉Kích thước chuẩn của danh thiếp 

Ngày nay tùy vào thiết kế và mong muốn của doanh nghiệp thì name card thường có những kích thước khác nhau. Tuy nhiên, kích thước chuẩn thường dùng của 1 Namecard sau khi in ấn và ra thành phẩm là 9x5.4 cm (3.5x2 inch). Vì vậy, khi lên file thiết kế cho 1 sản phẩm trên phần mềm thường là 9.2x5.6 cm.



👉👉 Loại giấy thường sử dụng in danh thiếp.

Một số loại giấy thường dùng trong in ấn danh thiếp

💚 Giấy Couche: Hay còn gọi là giấy C, được tráng phủ bằng cao lanh hoặc hỗn hợp Polyme giúp cho giấy bóng, mượt, giảm độ thấm nước. Giấy có 2 mặt in, mịn, bám màu tốt. Thường được sử dụng để in các ấn phẩm văn phòng.

💚 Giấy Bristol: Hay còn gọi là giấy B, tuy không được tráng phủ nhưng được tráng trắng 2 mặt nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Đây là loại giấy mịn, khả năng bám mực vừa đủ nên chất lượng màu in đẹp. Giấy có nhiều định lượng, dày dặn và chắc chắn, độ bền cao.

💚 Giấy Ford: Là loại giấy được sử dụng phổ biến nhất, chúng ta có thể thấy loại giấy này được dùng để in tài liệu văn phòng, phong bì thư,… Vì không được tráng phủ nên bề mặt giấy mịn, không bóng và thấm mực tốt.

💚 Giấy Mỹ Thuật: Là loại giấy đa chủng loại, từ màu sắc cho đến hoa văn. Giấy Mỹ Thuật làm cho ấn phẩm của bạn trở nên sang trọng và đặc biệt hơn. Thường được lựa chọn để in namecard vì có tính thẩm mỹ và độ bền cao.

💚 Giấy Kraft: Còn được gọi là giấy xi măng, được làm từ bột gỗ của thân cây gỗ mềm. Mặc dù tương đối thô nhưng có độ dẻo dai và độ bền tốt. Ưu điểm đặc biệt là có khả năng chống thấm nước tốt và dễ phân hủy với môi trường nên thường được ứng dụng trong in bao bì, túi giấy nhằm bảo vệ môi trường.

👉👉 Quy trình đặt in danh thiếp tại xưởng in KTCcoới 

💚 Tư vấn vơi khách hàng mơi

khi bạn liên hệ với chúng tôi bạn sẻ nhận sự tư vấn từ chuyên viên nhiều kinh nghiệm sẻ trực tiếp tư vấn bạn về chất liệu, báo giá in mới nhất để bạn nắm tất cả những thông tin bạn cần.

💚 Thiết kế và duyệt mẫu: 

Trường hợp bên bạn đã có mẫu sẳn thì bộ phận kỹ thuật sẻ kiểm tra file in của bạn đã đạt yêu cầu in chưa? và sẻ xạc nhận lại một lần trước khi in để bạn kiểm tra tránh trường hợp sai sót ngoài ý muốn
Trường hợp khi bên bạn chưa có file thiết kế thì bộ phận thiết kế sẻ tiếp nhận những thông tin của bạn và tiến hành lên mẫu in, khi mẫu in hoàn thiện thì chúng tôi sẻ gửi qua bạn để kiểm tra mẫu đã vừa ý chưa. nếu bạn chưa vừa ý và cần chỉnh sửa nội dung nào thì bạn hãy phản hồi lại sớm nhất để chúng tôi sửa. Bạn đừng ngại nếu chưa vừa ý mẫu vì chúng tôi sẻ chỉnh sữa tới khi bạn vừa ý.

💚 Máy in danh thiếp được sử dụng

Hiện hầu hết danh thiếp được công ty chúng tôi sử dụng máy in offset để in cho khách hàng nhưng có những trường hợp sẻ sử dụng máy in kỹ thuật số để in nhanh cho khách cần gấp hoặc số lượng ít, những loại giấy mỹ thuật...

💚 Gia công thành phẩm

Khi sản phẩm được in xong sẻ tiến hành cán phủ lên một lớp màng nhựa bóng hoặc mờ để tăng sự bền cho sản phẩm không bị bay màu, bền đẹp hơn. chúng tôi sẻ tiến hành cắt bế theo mẫu thiết kế đã được in 

💚 Giao hàng tận nơi

Hiện công ty chúng tôi đang áp dụng nhiều hình thức giao hàng khác nhau nhằm tối ưu chi phí cho khách hàng. 
- Nếu bạn cần hàng gấp sau khi in xong thì chúng tôi sẻ sử dụng áp xe công nghệ để giao tới bạn. 
- Trường hợp bạn nhận hàng theo thời gian hẹn bình thường thì nhân viên giao hàng của chúng tôi sẻ trực tiếp giao hoặc đối tác vận chuyển được đơn vị chúng tôi ký kết hợp tác sẻ giao tận nơi theo địa chỉ bạn yêu cầu
- Nếu thuận tiện thì bạn tới tại xưởng in chúng tôi để nhận trực tiếp. đây là điều tuyệt vời để chúng tôi có cơ hội để mời bạn tham quan xưởng in chúng tôi đê tăng thêm sự tin tưởng và hợp tác lâu dài.

👉👉In Name Card ở đâu uy tín, chất lượng ?

Đến với KTC COM, khách hàng sẽ được tư vấn tận tình về nhu cầu và chất liệu in. Tư vấn về ý tưởng thiết kế, màu sắc phù hợp. Đáp ứng về thời gian giao hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực in ấn, chúng tôi sẽ mang lại cho khách hàng sự hài lòng về dịch vụ của chúng tôi.

👉👉Báo giá in danh thiếp/ Name card tại xưởng in KTCcom

Để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong việc tham khảo lên kế hoách in ấn, xưởng in chúng tôi sẻ luôn công khai, cập nhật  giá in mới tới khách hàng nhằm tạo sự thuận tiện nhất tới khách hàng. 


BÁO GIÁ IN DANH THIẾP GIẤY C300

Số lượng
Đơn Giá
Thành Tiền
2 Hộp
40.000
80.000
5 Hộp
22.000
110.000
10 Hộp
17.000
170.000


 Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

👉👉Công Ty TNHH KTCCOM

✅ 36/54 Đường TX24, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP. HCM

✅ 0946 697 405

✅ inanktc@gmail.com


thumbnail

in offset là gì



In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in. Các ưu điểm của kỹ thuật in này là:

Các ưu điểm của kỹ thuật in này là:
- Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in.
- Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).
- Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
- Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.
In offset ngày nay đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong in ấn thương mại. Tuy vậy trong các in ấn dành cho thú vui cá nhân, người ta vẫn có thể tạo ra một số ít sách với chất lượng cao, sử dụng cách in trực tiếp. Một số người vẫn thích các đường nét chìm nổi để lại trên giấy từ việc in trực tiếp. Thậm chí một số sách kiểu này còn được in bằng các bản in được xếp từ các con chữ chì, đây là công nghệ in typo, một công nghệ khá cổ. Máy in dùng kỹ thuật offset và thạch bản đầu tiên ra đời ở Anh khoảng năm 1875 và đã được thiết kế để in lên kim loại. Trống offset làm bằng giấy các tông truyền hình ảnh cần in từ bản in thạch bản sang bề mặt kim loại. Khoảng 5 năm sau, giấy các tông được thay bằng cao su.
Người đầu tiên áp dụng kỹ thuật in offset cho in ấn trên giấy có thể là Ira Washington Rubel năm 1903. Ông đã tình cờ nhận thấy mỗi khi một tờ giấy không được đưa vào máy in thạch bản của ông một cách đúng nhịp, bản in thạch bản in lên trống in được bọc bằng cao su, và tờ giấy cho vào tiếp theo bị dính 2 hình: bản in thạch bản ở mặt trên và bản in do dính từ trống in ở mặt dưới. Rubel cũng nhận thấy hình ảnh in từ trống in cao su nét và sạch hơn vì miếng cao su mềm áp đều lên giấy hơn là bản in bằng đá cứng. Ông đã quyết định in thông qua các tấm bằng cao su. Độc lập với Rubel, hai anh em Charles Harris và Albert Harris cũng đã phát hiện ra điều này và chế tạo máy in offset cho Công ty In ấn Tự động Harris.
Các thiết kế của Harris, phát triển từ máy in gồm các trống quay, rất giống hình vẽ trong bài. Nó gồm một trống bản in tiếp xúc chặt với các cuộn mực in và nước. Một trống cao su tiếp xúc ngay bên dưới trống xếp chữ. Trống in ở bên dưới có nhiệm vụ ấn chặt tờ giấy vào trống cao su để truyền hình ảnh. Ngày nay, cơ chế cơ bản này vẫn được dùng, nhưng nhiều cải tiến đã được thực hiện, như thêm in hai mặt hay nạp giấy bằng cuộn giấy (thay vì các miếng giấy).
Trong những năm 1950, in offset trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất cho in ấn thương mại, sau khi nhiều cải tiến đã được thực hiện cho bản xếp chữ, mực in và giấy, tối ưu hóa tốc độ in và tuổi thọ các bản xếp chữ. Ngày nay, đa số in ấn, gồm cả in báo chí, sử dụng kỹ thuật này.
Nguyên lý in offset
In offset là phương pháp in phẳng, các thông tin hình ảnh được thể hiện trên bản in có tính quang hoá để tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắt nước. Ngoài ra hình ảnh trên khuôn in phải là hình ảnh thuận, tức là cùng phương với tờ in sẽ được in ra.
Cấu tạo máy in offset
Một máy in offset tờ rời gồm có các bộ phận chủ yếu như: một bộ phận cung cấp giấy, một hay nhiều đơn vị in, các thiết bị trung chuyển để đưa giấy qua máy in, một bộ phận ra giấy và các bộ phận bổ trợ thêm như bàn điểu khiển máy in.
Thông thường một đơn vị in trong máy in offset tờ rời có ba trục chính cùng hệ thống làm ẩm và hệ thống chà mực lên khuôn in.
Ống bản: là một trục ống bằng kim loại, trên khuôn in phần tử in bắt mực còn phần tử không in bắt nước.
Ống cao su: là môt trục ống mang tấm cao su offset, có cấu tạo gồm một lớp vải bọc với cao su tổng hợp để truyền hình ảnh từ khuôn in lên bề mặt vật liệu in.
Ống ép: là một trục khi quay luôn tiếp xúc với ống cao su, làm nhiệm vụ chuyển giấy và các vật liệu in khác. Hệ thống làm ẩm: là hệ thống các lô làm ẩm bằng dung dịch làm ẩm có chứa các chất phụ gia như: axit, gôm arabic, cồn isopropyl hay các tác nhân làm ẩm khác.
Hệ thống cấp mực: là hệ thống các lô chà mực cho bản in. Các thành phần quan trọng khác. Ngoài các đơn vị in ra, trong máy in offset một màu hay nhiều màu còn bao gồm các bộ phận sau:
Bộ phận nạp giấy: làm nhiệm vụ hút giấy và các vật liệu in khác từ bàn cung cấp giấy lên và đưa xuống đơn vị in đầu tiên.
Các bộ phận trung chuyển (thông thường là các trục ống có nhíp kẹp giấy): có khả năng vận chuyển giấy đi qua máy in.
Bộ phận ra giấy: là bộ phận nhận giấy ra và vỗ giấy đều thành cây giấy trên bàn ra giấy.
Hệ thống làm ẩm
Hệ thống làm ẩm trong in offset tờ rời cung cấp dung dịch làm ẩm gốc nước, hoặc dung dịch máng nước lên bề mặt khuôn in trước khi nó được chà mực. Dung dịch làm ẩm giữ cho phần tử không in trên khuôn được ẩm ướt do đó nó không bắt mực. Nó được chà lên toàn bộ bản in.
Tuy nhiên, các phần tử không in bắt nước và đẩy mực trên khuôn, chúng được tạo ra theo cách hút bám một lớp mỏng gôm arabic trong quá trình chế tạo khuôn in, đó là hydrophilic, hay chất ưa nước, trong khi các phần tử in là hydropho­bic, hay chất có khuynh hướng đẩy nước. Thực ra nước bản thân nó có thể được sử dụng để làm ẩm bản. Một vài máy in offset tờ rời có thể chọn sử dụng một mình nước để in các ấn phẩm số lượng ít. Tuy nhiên, lớp đẩy mực này dần dần lột ra khỏi khi khuôn in tiếp tục sử dụng trên máy. Các hoá chất trong dung dịch làm ẩm bổ sung thêm độ đẩy mực cho lớp này.
Hệ thống truyền mực
Hệ thống cung cấp mực in trong máy in offset tờ rời có 4 chức năng cơ bản sau:
Dẫn mực từ lô máng mực đến khuông in. Tách lớp mực dày ra thành lớp mực mỏng đồng đều trên các lô truyền. Chà mực lên các phần tử in trên bản. Loại bỏ mực in tái lập trên lô chà từ các công việc in trước đó.

Máng mực: chứa mực in cần cung cấp trong quá trình in. Lô chấm: là một lô chuyền luân phiên tiếp xúc giữa lô máng mực và lô đầu tiên của hệ thống cấp mực, thông thường là lô tán trong hệ thống cấp mực. Lô tán và lô sàn: là các lô chuyển động ăn khớp bằng bánh răng và dây sên không chỉ quay tròn được mà còn chuyển động qua lại theo phương ngang với trục ống từ trái qua phải Máng mực, hai thành bên hông máng mực, dao gạt và lô máng mực và làm nhiệm vụ chà dàn mỏng lớp mực in lên các lô và xoá các lớp mực in trước đó trên lô chà. Các lô trung gian: là các lô chuyển động được dựa vào sự tiếp xúc với các lô chuyển động khác có nối kết với bộ phận truyền chuyển động, các lô trung gian nằm ở giữa lô chuyền và lô chà, làm nhiệm vụ và định lượng mực cấp cho quá trình in; thường được gọi là lô định lượng – khi chúng tiếp xúc với hai lô khác hoặc được gọi là lô dằn – khi chúng chà tiếp xúc với một lô khác; ví dụ như lô tán. Các lô chà bản in: gồm 3-4 lô chà bản thường có đường kính khác nhau, tiếp xúc và chà mực lên bản in. 



















Đăng Ký Nhận Tin In Danh Thiếp

Đăng ký nhận thông tin mới và chương trình khuyến mãi in danh thiếp

No Comments